Trang chủ Tin tức Phân loại, cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em

Phân loại, cách sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ em

Cập nhật lần cuối: 09/03/2022 05:25 chiều

Sốt là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không có phương pháp hạ sốt kịp thời sẽ khiến tình trạng nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật,… Vì vậy các bậc phụ huynh cần nắm được những nhóm thuốc hạ sốt cho trẻ em và cách sử dụng chúng hợp lý.

Sốt cao ở trẻ em

1. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ Sốt

Biểu hiện đầu tiên khi trẻ sốt là tăng thân nhiệt (trên 38°C), bên cạnh đó bạn cần chú ý những vấn đề như:

+ Sờ da trẻ nóng hâm hấp, đỏ, ra mồ hôi

+ Lạnh run, rùng mình bất thường khi nhiệt độ môi trường không quá thấp

+ Trẻ quấy khóc nhiều vô cớ, khó dỗ

+ Bỏ ăn, bỏ bú, bơ phờ

+ Ở trẻ lớn sẽ biết đau đầu, đau cơ, mệt mỏi

Ngoài ra bố mẹ cần theo dõi và chú ý tất cả những dấu hiệu bất thường khác (nếu có) của trẻ. Vì nếu tình trạng trở nặng bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, và bác sĩ sẽ khai thác thêm về các vấn đề này.

2. Các nhóm thuốc hạ sốt ở trẻ em

Khi trẻ chỉ bị sốt nhẹ, vẫn tỉnh táo và uống được nước. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt tại nhà nhưng phải theo dõi sát sao trong quá trình điều trị.

Các nhóm thuốc hạ sốt gồm có:

  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Aspirin

Các nhóm thuốc hạ sốt

Trong đó Aspirin khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì nguy cơ gây hội chứng Reye (phù não, suy gan) và ảnh hưởng đến tủy xương cùng nhiều tác dụng phụ. 

Nhóm Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài. Nhưng lại có nhiều chống chỉ định, nhất là những trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân không nên dùng. Vì ở nước ta tỷ lệ trẻ bị sốt xuất huyết khá cao, nếu bạn cho trẻ dùng Ibuprofen trong trường hợp này sẽ khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn, chảy máu khó cầm, nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy cha mẹ không nên tự ý dùng nhóm thuốc này cho trẻ mà cần sự kê đơn của bác sĩ.

Thuốc hạ sốt ibuprofen

Các trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa, trẻ nhỏ thường được khuyến cáo dùng Paracetamol đơn thuần đã có tác dụng hạ sốt, giảm đau nếu sử dụng đúng liều lượng.

3.Cách sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ em

Thuốc hạ sốt Paracetamol (acetaminophen) có nhiều dạng bào chế, phù hợp cho trẻ từ các nhóm tuổi khác nhau. 

  • Dạng Siro: pha loãng với nước ấm theo liều lượng thích hợp, có các hương vị trái cây giúp trẻ dễ uống và thuốc cũng dễ hấp thu và phát huy tác dụng hạ sốt.
  • Dạng gói bột: cách sử dụng hoà tan với nước thành hỗn dịch uống, tương tự dạng siro
  • Viên nén, viên sủi, viên nhai
  • Viên đặt hậu môn: dành cho trẻ khó uống thuốc, dễ nôn trớ

Liều dùng Paracetamol:

  • Đường uống:

Liều được khuyến cáo cho trẻ em: 10-15mg/kg/ lần và không quá 60mg/kg/ngày.

Khoảng cách giữa các lần uống: Trẻ sơ sinh: 6-8 giờ. Trẻ lớn: 4-6 giờ. Không quá 5 lần/ ngày

  • Đặt hậu môn: 

Các loại viên đặt hạ sốt

10-20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ

4.Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:

– Không sử dụng Aspirin cho bé vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não).

– Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt nên tính theo cân nặng của trẻ, không nên tính theo tuổi.

– Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá,… Cần chú ý khi đang dùng thuốc đường uống, nếu muốn chuyển sang đường đặt hậu môn thì cũng cần tuân thủ khoảng cách giữa các liều (tối thiểu 4 tiếng).

– Trong trường hợp quên liều, không uống bù vào lần sau tránh tăng nguy cơ có hại cho gan.

– Khi dùng thuốc hạ sốt nên kết hợp các phương pháp hạ nhiệt độ cho trẻ như:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Sẽ giúp quá trình thải nhiệt diễn ra tốt hơn và bù lại lượng nước đã mất do ra nhiều mồ hôi

bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C

  • Chườm khăn ấm, lau người cho trẻ bằng khăn ấm tại các vị trí cổ, trán, nách, bẹn,… Vừa giúp trẻ dễ chịu thoải mái, và nhanh hạ thân nhiệt nhờ thoát nhiệt ra ngoại vi tốt hơn. Chú ý thực hiện trong phòng kín gió, tránh để bị gió lạnh xâm nhập.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc nắng gắt, gió lạnh,…
  • Nới lỏng tã bỉm, hoặc quần áo cho trẻ.
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và hấp thu

Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Nhưng nếu đã dùng thuốc hạ sốt mà thân nhiệt của trẻ không giảm, cần chú ý quan sát nếu tình trạng trở nặng nên đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Một số thông tin trên đây sẽ giúp quý khách có thêm thông tin về các thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ. Nhà thuốc Thục Anh sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/24h qua Hotline : 0988.828.002 

Bài viết liên quan