Trang chủ Tư vấn Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ – Sơ bộ cách điều trị

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ – Sơ bộ cách điều trị

Cập nhật lần cuối: 13/06/2022 08:44 chiều

BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý LÀ GÌ ( ADHD) ?

Đối với một đứa trẻ khỏe mạnh,nô đùa, nghịch ngợm là chuyện hết sức bình thướng, Nhưng khi những biểu hiện đó quá lên và kèm theo một số đặc điểm khác , thường chúng ta phải nghĩ đến tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Dissorder viết tắt là ADHD ) . ADHD là rối loạn khởi phát sớm , kết hợp cả ba triệu chứng : giảm chú ý rõ rệt, gia tăng hoạt động quá mức với hành vi xung động và thiếu bền bỉ trong công việc hay học tập. Các biểu hiện đó lan tỏa ở nhiều môi trường ( nhà, lớp, công cộng ,,, ) kéo dài ít nhất 6 tháng.

Tỷ lệ trung bình của ADHD là 4-5% trong đó chủ yêu là bé trai ( gấp 4-10 lần bé gái ) thường xáy ra ở trẻ dưới 7 tuổi 

NGUYÊN NHÂN CỦA BÊNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý 

Đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ADHD nhưng theo như các công trình khoa học thì nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố kết hơp ( không thấy tổn thương nặng thần kinh trung ương ở bé có ADHD)

  • Di truyền : có thể do gen gắn thụ thể dopamine DRD4 và vận chuyển dopamine DAT có vai trò bênh nguyên của ADHD trong đó DRD4 liên quan đến nhận thức và cảm xúc, DAT là vị trí tác động các thuốc kích thần sử dụng trong điều trị ADHD, hai gen này là sự kết nối sinh lý của sinh học thần kinh và ADHD
  • Tổn thương não : do tác đông tổn thương thần kinh trung ương đang phát triển thời kỳ phôi thai, chu sinh và những năm đầu thơ ấu ( sinh non, ngạt ối, chấn thương, mẹ lạm dụng chất kích thích, nhiễm độc thai nghén, hút thuốc…..) vì trên phim chụp não bệnh nhân ADHD thấy giảm chuyển hóa ở thùy trán vốn là nơi quan trọng nhất với sự chú ý , kiểm xoát xung động , khả năng duy trì và tổ chức các hoạt động có mục đích. Qua nghiên cứu có thấy giảm tưới máu vùng vỏ não thùy trán và teo vỏ não vùng trán ( đây là lý do nhiều BS kê cho bé citicoline )
  • Sinh hóa thần kinh : thường là đường dẫn tuyền thần kinh của catecholamine trong não bất thường ( lý do dùng DHA )
  • Do tâm lý xã hội : Thiếu tình cảm do bị bỏ rơi, thiếu vắng tình thương cha mẹ ( do công việc ) các stress ( bố mẹ ly than, ly dị, bạo hành …) có thể kịch phát hoặc kéo dài ADHD, môi trường sống thiếu kích thích về học tập và vui chơi ( ở noi chật hẹp, ít chỗ chơi, không gian bí bức …) cũng là một nguyên nhân. Khi thay đối những điều đó bé cũng cải thiện nhanh

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA BỆNH ADHD

  • Rối loạn chú ý : phạm vi chú ý hẹp, hay đãng trí kém tập trung, thiếu bền bỉ , trẻ thường có thời gian chú ý ngắn , chúng khó khăn khi làm công việc có thời gian dài. Khi hoc ở trường mầm non thì giáo viên hay phàn nàn về việc bé chuyển nhanh từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý lâu, không làm theo chỉ dẫn. Ở nhà trẻ không làm theo yêu cầu của bố mẹ, không chịu hoàn thành công việc nếu không giám sát bé. Bé bị ADHD thường không bao giờ làm những công việc buồn tẻ và lặp đi lặp lại
  • Rối loạn tăng động : Hoạt động quá mức khi được yêu cầu yên tĩnh. Không bao giờ ngồi yên, giấc ngủ hay bị rối loạn, thường là bé hay biết đi, đứng sớm. các bé luôn đi lại và can thiệp vào mọi thứ , va chạm với mọi đồ vật trong tầm mắt. Lớn hơn chút khi đi học, bé hay sôt ruột đứng lên ngồi xuống, nói chuyện hoặc làm trò hề , xô đẩy các bạn hoặc ba hoa , nói chuyện không ngừng
  • Khó kiềm chế xung động : xung động lời nói ( cắt ngang mẩu đối thoại người khác, hét trong lớp , nói tục chửi bậy, thô lỗ với các bạn ), xung đột cảm xúc ( dễ cười chuyển sang khóc, dễ giận dữ, công kích , hung phấn quá mức ), xung động cơ thể ( hay có hành động nguy hiểm, không lường hậu quả, dại dột như chạy qua đường, leo trèo lên cao,…) xung động xã hội ( chống đối xã hội , ăn căp, nói dối, đánh nhau,…. Bất cứ lúc nào chúng muốn )

……………

Nói chung khi thấy trẻ bất thường chúng ta lên làm bài test kiểm tra bé xem có đúng bé bị ADHD không qua đó điều trị cho bé, không được chủ quan, tránh ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau này của bé vì nhưng năm đầu đời rất quan trọng với bé

ĐIỀU TRỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý THẾ NÀO 

– Dưới 6 tuổi : trị liệu hành vi đóng vai trò quyết định kèm bổ sung DHA và bổ não

– Trên 6 tuổi dùng thuốc và DHA 

SƠ QUA CÁCH ĐIỀU TRỊ ADHD

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ ADHD :

  • Cải thiện mỗi quan hệ giữa trẻ và mọi người
  •  Cải thiện khả năng học tập và làm việc
  •  Giảm thiểu hành vi rối loạn phá hoại
  • Tăng khả năng tự lập, tự trọng
  • Tăng mức độ an toàn của trẻ nhằm giảm tai nạn

Điều trị các rối loạn đi kèm

  •  Dưới 6 tuổi : trị liệu hành vi đóng vai trò quyết định kèm bổ sung DHA và bổ não
  • 6 tuổi dùng thuốc và DHA

Như chúng ta biết trẻ ADHD hoạt động liên tục, dễ xúc động, không kiên trì vì vậy trong quá trình điều trị bé phải kiên trì. Người lớn phải hạn chế quát tháo bé, hãy dùng nhiều từ khen ngợi bé và có phần thưởng khi các bé hoàn thành việc được giao, khuyến khích cả khi bé chưa hoàn thành

  1.  Liệu pháp hành vi nhận thức : cha mẹ phải đối xử đúng cách và đúng mực với bé, có chiến lược thưởng hay phạt rõ ràng cho bé bằng lời khen hoặc khiển trách, không dùng bạo lực. yêu cầu bé viết báo cáo mỗi ngày về hành vi và cho điểm thưởng cho bé nếu bé lớn
  2.  Liệu pháp tâm kịch : cùng bé đóng kịch nhằm hiểu suy nghĩ và tình cảm của bé, thuận lợi trong việc giao tiếp với bé ( đóng vai bác sĩ,, hay giáo viên với bé)  qua quá trình cùng bé đóng kịch hoặc khuyến khích bé chơi đóng kịch bé bộc lộ bản than mình qua lời nói
  3.  Liệu pháp gia đình : nếu các mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng xấu đến bé phải có biện pháp cải thiện ( bố mẹ bất hòa, ly dị…)
  4. hoạt đông trị liệu : cùng tập thể dục và chơi thể thao với bé giúp bé tăng cường sự tập trung và dẫn truyền thần kinh , giảm trầm cảm và lo âu ở bé
  5.  Các biện pháp can thiệp đi kèm

    Bảo đảm an toàn cho bé và người khác, lên giám sát chặt chẽ bé khi bé chơi tránh bé tự gây nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm cho người khác,biêt khen trẻ đúng lúc, cho bé chơi ở môi trường thoáng, ít tác động của âm thanh, giúp bé cải thiện khả năng lắng nghe, chú ý và hoàn thành công việc
    Chia nhỏ công việc và bài tâp hoặc nhiệm vụ của bé ra thành nhiều phần giúp bé hoàn thành từng phần một khuyến khích bé khi bé hoàn thành một phần công việc được giao
    Lập ra thời gian biểu cho bé , treo ở chỗ dễ nhận thấy giúp bé thực hiện theo
    Cố tìm ra điểm mạnh của bé, khai thác điểm mạnh đó giúp xây dựng lòng tin ở bé

THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

– DHA và citicoline giúp quá trình dẫn truyền thần kinh của bé nhanh và chuẩn hơn. 

– Thảo dược giúp bé tập trung hơn, hạn chế xung động , dễ ngủ. 

– Thuốc kích thích thần kinh ( methylphenidate MPH ) theo chỉ định của bác sĩ điều trị chứng kém chú ý. 

– Thuốc không kích thích thần kinh ( clonidine) dùng khi bé có biểu hiện hung hăng, tăng động ( theo chỉ định bác sĩ )

 

Bài viết liên quan